Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 diễn ra tại hầu hết các nước phát triển trên thế giới, cũng nhờ đó giúp các ngành nghề liên quan đến lập trình sở hữu nhiều tiềm năng và cơ hội việc làm lớn. Trong đó, Frontend developer là một trong những vị trí nhận được nhiều sự quan tâm. Nếu bạn chưa hiểu rõ Frontend developer là gì thì hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Frontend developer là gì?
Bạn đã bao giờ nhìn thấy những trang web và tự hỏi chúng hoạt động như thế nào chưa? Tất cả những nút bạn có thể nhấp vào hay các chuyển động trên trang web bạn đang nhìn thấy là một phần của quá trình phát triển Frontend. Nhìn chung, phát triển Frontend là toàn bộ quá trình xây dựng những tính năng hiển thị của trang web. Frontend hỗ trợ người dùng tương tác với trang web, xem hình ảnh, video hay thực hiện thao tác đăng ký mua hàng trực tuyến.
Frontend developer là những chuyên gia triển khai thiết kế trang web thông qua các ngôn ngữ lập trình như HTML, CSS và JavaScript. Nhiệm vụ của Frontend developer liên quan đến thiết kế và giao diện của trang web. Ngược lại, backend developer làm việc với phần phía sau của trang web như cơ sở dữ liệu.
Mô tả công việc của Frontend developer
Có thể tùy vào lĩnh vực hoạt động của mỗi công ty khiến cho nhiệm vụ của các Frontend developer có sự khác biệt. Sau đây là một số đầu việc chung mà hầu như mọi Frontend developer đều thực hiện:
- Xây dựng, duy trì và cải thiện trang web.
- Sử dụng ngôn ngữ lập trình để xây dựng các trang web thân thiện với người dùng.
- Thiết kế các tính năng thích hợp với giao diện điện thoại.
- Tối ưu hóa ứng dụng để tăng tốc độ của trang web
- Phối hợp với các phòng ban khác như backend developer, web designer để cải thiện trải nghiệm cho người dùng.
- Tiếp nhận phản hồi và kịp thời đưa ra các giải pháp hợp lý cho người dùng khi gặp sự cố.
- Viết tài liệu hướng dẫn các chức năng
- Đảm bảo tiêu chuẩn đồ họa đạt chất lượng cao và tính nhất quán của thương hiệu.
- Thường xuyên cập nhật xu hướng trong thị trường và công nghệ mới.
Các kỹ năng cần có ở một Frontend developer
HTML và CSS
Hypertext Markup Language (HTML) và Cascading Style Sheets (CSS) là những yếu tố cơ bản của một trang web. Trong khi HTML xây dựng cấu trúc các thành phần của trang web như đoạn văn, tiêu đề, bảng… thì CSS tìm và định dạng các phần tử HTML. Nói cách khác, CSS giúp ta tạo kiểu cho phần tử HTML, chẳng hạn như đổi màu sắc, bố cục, kiểu chữ…
JavaScript
HTML và CSS phù hợp với các trang web đơn giản, chỉ có văn bản và hầu như là tĩnh. JavaScript sẽ giúp cho các trang web trở nên sống động hơn. Ngôn ngữ lập trình này cho phép bạn thêm các tính năng tương tác với người dùng, bao gồm thăm dò ý kiến, trình chiếu và biểu mẫu vào trang web của bạn. Bên cạnh đó, JavaScript hỗ trợ các yếu tố động như hiệu ứng, cuộn trang, âm thanh và video…
Framework
Framework là các đoạn code được viết sẵn dành cho các trang web phổ biến như giao diện đăng nhập và tìm kiếm. Chúng dễ kết hợp và có thể tái sử dụng. Framework cung cấp các nguyên tắc, cấu trúc của ứng dụng mà chúng ta phải tuân thủ theo nó.
Version Control System
Version Control System hay còn gọi là hệ thống quản lý phiên bản là phần mềm được thiết kế để theo dõi sự thay đổi của mã nguồn theo thời gian. Nó giúp lưu giữ các phiên bản của mã nguồn của sản phẩm phần mềm, giúp các lập trình viên có thể dễ dàng lấy lại phiên bản mong muốn hay so sánh các phiên bản với nhau. Bên cạnh đó, Version Control System còn có thể nhân đôi mã nguồn giúp cho việc cộng tác được thực hiện dễ dàng hơn.
Cross-browser and device testing
Có nhiều yếu tố khác nhau khiến giao diện trang web thay đổi trên các trình duyệt (browser), chính vì thế Cross-browser and device testing (Kiểm thử trình duyệt chéo) được sử dụng để giải quyết vấn đề này. Công cụ này cho phép Frontend developer kiểm tra và điều chỉnh trang web sao cho phù hợp với một trình duyệt cụ thể.
Web performance optimization (WPO)
Một trang web tải chậm có thể làm giảm đáng kể mức độ tương tác người dùng. WPO giúp bạn kiểm soát thời gian tải nhanh hơn thông qua các công cụ tự động hóa.
Search engine optimization (SEO)
Search engine optimization (SEO) sẽ giúp tăng lượng truy cập vào trang web một cách tự nhiên thông qua các kết quả tìm kiếm. SEO rất phổ biến và được nhiều người áp dụng hiện nay. Bạn nên học cách đặt tiêu đề, viết mô tả và nội dung văn bản để công cụ tìm kiếm dễ dàng tiếp cận trang web.
Các kỹ năng mềm
Nhiều người cho rằng Frontend developer chỉ giỏi các ngôn ngữ lập trình. Sự thật là Frontend developer cũng như bao vị trí khác, cũng cần sở hữu các kỹ năng mềm để làm việc suôn sẻ hơn.
Kỹ năng giao tiếp bằng lời nói và văn bản là một trong những kỹ năng quan trọng không thể thiếu bởi Frontend developer thường xuyên làm việc với các phòng ban khác. Tiếp theo là kỹ năng giải quyết vấn đề. Công việc của Frontend developer phần lớn bao gồm việc sửa lỗi phát sinh hay cập nhật trang web sau khi nhận khiếu nại.
Hy vọng bài viết sau mang lại cho bạn nhiều thông tin bổ ích về Frontend developer là gì cùng những kỹ năng cần thiết để trở thành Frontend developer.