Học Bách Khoa ra làm gì? và các ngành nghề khi học Bách Khoa

Học Bách Khoa ra làm gì? Chắc hẳn đây là câu hỏi của không ít bạn đang có nhu cầu theo học hoặc đang theo học. Ai cũng biết, Bách Khoa là ngôi trường đào tạo sinh viên khoa học, kỹ thuật hàng đầu cả nước. Nhưng cụ thể các ngành nghề và cơ hội việc làm của trường Bách Khoa ra sao? Cùng tìm hiểu sinh viên sau ra trường sẽ làm gì nhé!

Tổng quan về trường Bách Khoa

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội được thành lập 1956 là trường kỹ thuật đầu tiên của Việt Nam. Hiện nay trường có khoảng 50000 sinh viên và 3000 cán bộ, không dừng lại ở đó, số lượng này được tăng lên hàng năm.

Trong suốt quá trình thành lập, Đại học Bách Khoa đã không ngừng mở rộng quy mô, đổi mới và phát triển sự nghiệp công nghiệp hoá cho cả đất nước. Đó là việc nhà trường đã đào tạo ra rất nhiều sinh viên có học vấn, học vị, là những thạc sĩ, tiến sĩ, kỹ sư, những nhà nghiên cứu khoa học trong nhiều lĩnh vực trên khắp cả nước.

Trường Đại học Bách Khoa được đánh giá có chất lượng đào tạo hàng đầu về ngành kỹ thuật, công nghệ. Theo khảo sát, sinh viên sau khi ra trường đa phần xin được ngành đúng nghề đào tạo và có được đánh giá rất cao từ nhà tuyển dụng.

Một số ngành nghề cho sinh viên học trường Bách Khoa

Trước khi trả lời cho câu hỏi: Học Bách Khoa ra làm gì, hãy cùng tìm hiểu về một số ngành của trường Bách Khoa để hiểu rõ hơn và có sự lựa chọn đúng đắn với sở thích và định hướng nghề nghiệp của bản thân.

  • Nhóm ngành kỹ thuật: bao gồm kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật cơ điện tử, kỹ thuật cơ khí động lực, kỹ thuật ô tô, kỹ thuật tàu thuỷ, kỹ thuật hàng không, kỹ thuật vật liệu, kỹ thuật nhiệt.
  • Nhóm ngành chương trình tiên tiến về công nghệ thông tin – viễn thông: gồm có chương trình tiên tiến cơ điện tử, chương trình tiên tiến Khoa học Kỹ thuật Vật liệu, Chương trình tiên tiến Điện tử – Viễn thông, chương trình tiên tiến Kỹ thuật Y sinh, kỹ thuật Máy tính, Khoa học Máy tính, công nghệ thông tin Việt-Nhật.
  • Nhóm ngành Tài chính – Ngân hàng: gồm có Tiếng Anh chuyên nghiệp Quốc tế và tiếng Anh Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ.
  • Nhóm ngành Toán – Tin: kỹ thuật điện, Kỹ thuật Điều khiển – Tự động hoá, hệ thống điện, Kỹ thuật Hoá học, Kỹ thuật in, kỹ thuật Thực phẩm, kỹ thuật Sinh học, Kỹ thuật Dệt, kỹ thuật Môi trường, công nghệ May, Vật lý kỹ thuật, kinh tế công nghiệp, kỹ thuật hạt nhân, quản lý công nghiệp, kế toán, quản trị kinh doanh…
  • Các ngành đào tạo Quốc tế: cơ khí-chế tạo máy – Úc, cơ điện tử – Nhật, Điện tử Viễn thông – Đức, công nghệ thông tin – New Zealand, quản trị kinh doanh – Hoa Kỳ, khoa học máy tính – Hoa Kỳ…

Đi tìm câu trả lời học Bách Khoa ra làm gì?

Trường Đại học Bách Khoa là ngôi trường đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, là một trong những trung tâm nghiên cứu công nghệ, khoa học hàng đầu của cả nước. Sinh viên theo học trường Bách Khoa sau tốt nghiệp sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá rất cao, chính vì vậy mà cơ hội việc làm cho họ cũng được mở rộng. Sau đây là một số ngành nghề nổi bật sau khi tốt nghiệp Bách Khoa:

  • Nhân viên cơ khí: là ngành có nhu cầu tuyển dụng cao, với một số công việc cụ thể như là nhận bản vẽ từ khách hàng, xuất bản vẽ 2D, tiến hành thực hiện gia công sản phẩm chi tiết cơ khí, tính toán báo giá gửi khách hàng, xử lý các vấn đề sự cố phát sinh.
  • Kỹ thuật cơ điện tử: là một trong những nhóm ngành được xem là thế mạnh của trường Bách Khoa. Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có nhiều cơ hội việc làm tại các nhà máy của nhiều doanh nghiệp.

Nhìn chung, sinh viên Bách Khoa sau khi ra trường sẽ có nhiều lợi thế hơn vì được nhà tuyển dụng đánh giá cao. So với mặt bằng chung thì mức lương được đánh giá là cao so với nhiều sinh viên tốt nghiệp trường khác, con số này có thể dao động từ 10 – 20 triệu đồng đối với sinh viên mới ra trường và có thể cao hơn tuỳ theo năng lực từng người.

Học Bách Khoa ra làm gì? chắc hẳn bạn đã có được lời đáp cho riêng mình. Hy vọng với những thông tin đã chia sẻ bạn sẽ có thêm nhiều cái nhìn mới thú vị về ngôi trường Bách Khoa nổi tiếng này. Nơi đây thật sự là môi trường học tập tuyệt vời dành cho tất cả các bạn.


About Us

Sed gravida lorem eget neque facilisis, sed fringilla nisl eleifend. Nunc finibus pellentesque nisi, at is ipsum ultricies et. Proin at est accumsan tellus.

Featured Posts

    Categories