Diễn giả là công việc không còn quá xa lạ với nhiều người. Đây là công việc không đòi hỏi bằng cấp, nghiệp vụ nhưng đòi hỏi cao ở nhiều kỹ năng. Nếu bạn đang có đam mê hoặc muốn tìm hiểu về nghề này, hãy cùng chúng tôi khám phá tất tần tật diễn giả là gì? Công việc và những tố chất để trở thành một diễn giả chuyên nghiệp được nhiều người yêu thích.
Bạn hiểu diễn giả là gì?
Diễn giả với tên tiếng Anh là Public Speaker hay Motivational Speaker – tức là người diễn giảng trong công cộng hay là người truyền cảm hứng. Họ là những người có năng lực, thành công ở một lĩnh vực nào đó, có sự nổi tiếng nhất định, họ thực hiện các buổi trao đổi, trò chuyện với một bộ phận tập thể, một cộng đồng hay dân cư địa phương.
Thông thường, mỗi bài phát biểu của các diễn giả sẽ chỉ xoay quanh tập trung vào một nội dung thông tin, một lĩnh vực, chủ đề nhất định. Họ cần chuẩn bị dàn ý, cấu trúc bài nói, các diễn giả cũng sẽ lắng nghe và chia sẻ từ trải nghiệm của bản thân để trả lời câu hỏi của người nghe.
Diễn giả thường sẽ hoạt động ở những vị trí phổ biến hiện nay như: diễn giả về khởi nghiệp, kinh doanh, tâm lý, chứng khoán, giáo dục, marketing, tâm linh, môi trường, sách… Hiện nay, diễn giả không chỉ xuất hiện trực tiếp trong các hội trường đông đúc người nghe mà có những buổi trao đổi, những bài phát biểu qua internet cũng rất được ủng hộ. Ở nhiều công ty, cũng sẽ có các chương trình tổ chức mời các diễn giả về chia sẻ hoặc chính những quản lý, điều hành trở thành diễn giả để trao đổi kinh nghiệm nhằm thúc đẩy, tạo động lực làm việc cho nhân viên.
Công việc cụ thể của một diễn giả là gì?
Mỗi một lĩnh vực khác nhau sẽ cần diễn giả có kiến thức chuyên môn sâu về lĩnh vực đó. Dù vậy, bạn vẫn có thể hình dung công việc của một diễn giả như sau:
- Trao đổi với nơi tổ chức sự kiện để bàn luận về chủ đề sẽ diễn thuyết.
- Tìm hiểu, nghiên cứu để thu thập những thông tin cần thiết.
- Lập dàn ý cho chương trình và nội dung của bài phát biểu.
- Thực hiện diễn tập thường xuyên và hoàn thiện hơn bài phát biểu.
- Tiến hành kiểm tra ánh sáng, âm thanh, micro cùng các thiết bị cần thiết cho buổi nói chuyện.
- Trình bày những nội dung thông tin đã thảo luận và tìm hiểu từ trước.
- Tương tác với khán giả và trả lời những câu hỏi của họ bằng trải nghiệm và kiến thức đã chuẩn bị.
- Có thể sẽ hỗ trợ thêm một số hoạt động tuyên truyền, truyền thông khác sau sự kiện.
Đặc biệt: Việc trở thành diễn giả không hề yêu cầu hay bắt buộc bạn phải có bằng cấp chuyên môn, chứng chỉ này nọ nhưng nó đòi hỏi cao về sự am hiểu kiến thức thực tiễn ở nhiều lĩnh vực khác. Dù bạn là diễn giả trong lĩnh vực nào thì cũng cần hiểu biết rộng hơn và nhất định phải sâu về một mảng cụ thể.
Tìm hiểu các kỹ năng mà các diễn giả chuyên nghiệp cần có
Tuy thực tế là nghề diễn giả không yêu cầu về bằng cấp và kinh nghiệm, nhất là khi chưa có một trường đại học hay cao đẳng nào trên cả nước có chuyên ngành để đào tạo diễn giả chuyên nghiệp cả. Nhưng chắc chắn một điều là không phải ai cũng có thể trở thành diễn giả. Một số kỹ năng, phẩm chất để làm nên một diễn giả kiệt xuất, có danh tiếng đó là:
- Thật sự có năng lực, thành tích cao ở một lĩnh vực nhất định.
- Luôn được biết đến là người có hình ảnh cá nhân tốt.
- Có sự nổi tiếng trên mạng xã hội, trên báo đài.
- Là người có tư duy logic trong việc tiếp nhận, khả năng phân tích và kỹ năng trình bày thông tin có sức thuyết phục người nghe.
- Có khả năng diễn đạt, thuyết trình xuất sắc.
- Luôn có khả năng tạo được ấn tượng, có sự thu hút, tương tác nhanh chóng, thân thiện và hiệu quả.
- Lối nói chuyện hoạt ngôn, cuốn hút người nghe.
- Thông minh, nhạy bén trong ứng biến và xử lý vấn đề phát sinh.
Hy vọng với những thông tin chúng tôi đã chia sẻ ở trên đã có thể giúp bạn hiểu rõ diễn giả là gì, công việc cụ thể và các tố chất để có thể trở thành một diễn giả chuyên nghiệp. Nếu bạn thật sự đam mê với nghề này, hãy bắt đầu xây dựng cho mình những kỹ năng cần thiết nhé. Chúc bạn sẽ sớm thành công trên con đường xây dựng sự nghiệp diễn giả chuyên nghiệp!