Khám phá tất tần tật về nghề quản đốc là gì?

Quản đốc là gì? Có thể bạn đã biết nhưng vẫn còn có rất nhiều người chưa hiểu hết về ngành nghề này. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu, hãy cùng chúng tôi khám phá tất tần tật các khía cạnh của nghề quản đốc và những điều thú vị chỉ có ở công việc này nhé.

Tìm hiểu quản đốc là gì?

Có thể hiểu, quản đốc là người đứng đầu để quản lý các nhân viên hoàn thành công việc. Họ trực tiếp chỉ đạo các bộ phận làm việc theo đúng chỉ thị mà cấp trên đưa ra. Quản đốc thường làm việc ở các xưởng sản xuất hoặc nhà máy.

Họ sẽ quản lý tất cả các công việc có liên quan tới thiết bị máy móc, con người, môi trường làm việc, thành phẩm làm ra những vấn đề khi có lỗi phát sinh… Nói tóm lại, người quản đốc cần có kế hoạch để thúc tiến sản xuất và đảm bảo công việc được diễn ra suôn sẻ, đạt được mục tiêu đã đề ra.

Công việc thường ngày của một quản đốc là gì?

Quản đốc đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của một công ty, doanh nghiệp. Vậy cụ thể quản đốc sẽ làm những công việc như thế nào?

  • Quản đốc sẽ trực tiếp chịu trách nhiệm với các hoạt động diễn ra trong xưởng.
  • Chỉ đạo các bộ phận thực hiện sản xuất theo kế hoạch nhằm có được kết quả cao nhất theo kế hoạch đã đề ra.
  • Thực hiện công việc đúng quy trình về vấn đề quản lý nhân sự, và tài sản.
  • Theo dõi quá trình thực hiện công việc, đốc thúc nhân viên làm việc để đạt được kết quả mà cấp trên giao xuống.
  • Đưa ra các kế hoạch công việc, mục tiêu sản xuất xuống cho các bộ phận.
  • Quản lý các thiết bị máy móc, nguyên vật liệu sản xuất.
  • Làm báo cáo theo dõi công việc theo từng mốc thời gian để trình bày với cấp trên.
  • Đánh giá tiến độ công việc, các công việc đã làm, các vấn đề còn tồn đọng.
  • Phối hợp, trao đổi công việc với các phòng ban khác để hoàn thành mục tiêu tốt nhất.
  • Xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Quyền hạn:

  • Có thể đề xuất, hoặc trực tiếp bãi bỏ, bổ nhiệm nhân sự dưới quyền trong phạm vi mình quản lý
  • Phân công, luân chuyển, giám sát nhân sự dưới quyền sao cho hợp lý và hiệu quả.
  • Phê duyệt và đánh giá vấn đề chuyên cần của nhân viên.
  • Phân bổ, điều phối, bổ sung các máy móc, thiết bị cần thiết cho quá trình sản xuất.

Các yêu cầu để trở thành quản đốc là gì?

Khả năng lãnh đạo

Như đã nói, quản đốc là người đứng đầu trong các phân xưởng, nhà máy. Do vậy mà kỹ năng lãnh đạo và xử lý công việc là yếu tố rất quan trọng. Quản đốc cần theo dõi sát sao để nắm bắt, quản lý được tất cả các hoạt động diễn ra tại nhà máy sản xuất để đảm bảo chắc chắn rằng công việc được thực hiện theo đúng quy trình và có hiệu quả tốt nhất.

Khả năng tận dụng nguồn lực hợp lý

Một người quản đốc giỏi cần xác định được thế mạnh và nhiệm vụ của từng cá nhân trong tập thể để tận dụng tối đa nguồn lực cho các hoạt động sản xuất như hệ thống máy móc, công nhân, nguyên vật liệu sản xuất…

Linh hoạt trong việc xử lý vấn đề

Các vấn đề ngoài ý muốn là điều khó tránh khỏi trong quá trình sản xuất. Và công việc của quản đốc lúc này là cần bình tĩnh, nắm bắt tình hình để tìm ra cách giải quyết xử lý hiệu quả để tránh hoặc hạn chế tối đa những ảnh hưởng xấu đến quá trình hoạt động chung của nhà máy.

Kỹ năng giao tiếp tốt

Quản đốc sẽ thường xuyên phải giao tiếp với nhân viên để truyền đạt công việc cũng như phân chia nhiệm vụ cho từng người. Vì vậy, việc giao tiếp tốt sẽ giúp nhân viên nhanh chóng nắm được vấn đề và thực hiện đúng công việc được giao. Ngoài ra, kỹ năng này còn giúp quản đốc trình bày, báo cáo với cấp trên được suôn sẻ và thuận lợi hơn.

Với những thông tin ở trên, chắc hẳn bạn đã biết được quản đốc là gì và phải làm những công việc ra sao. Để trở thành quản đốc đòi hỏi bạn cần nỗ lực và cố gắng rất nhiều. Nếu bạn yêu thích công việc này, hãy lên kế hoạch và thực hiện niềm đam mê với kiến thức và những kỹ năng cần thiết. Chúc bạn thành công!


About Us

Sed gravida lorem eget neque facilisis, sed fringilla nisl eleifend. Nunc finibus pellentesque nisi, at is ipsum ultricies et. Proin at est accumsan tellus.

Featured Posts

    Categories